1. Hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng mang tính chất định hướng, là sự thoả thuận của các bên về việc mua bán hàng hoá hoặc cung ứng bất kỳ loại dịch vụ nào. Hợp đồng này thường được các bên sử dụng trong bước đầu tiên tìm hiểu về nhu cầu, khả năng của nhau và thống nhất một số nội dung về việc hợp tác.
Hiểu đơn giản, hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng cơ bản, hợp đồng “khung ban đầu” trước khi các bên thực hiện ký hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau này.
Tùy vào thoả thuận của các bên, hợp đồng nguyên tắc còn có thể được các bên gọi bằng các tên gọi khác nhau và sử dụng trong bất cứ lĩnh vực nào như dân sự, thương mại, doanh nghiệp... Có thể kể đến một số cái tên hợp đồng: Thoả thuận nguyên tắc, hợp đồng nguyên tắc cơ bản, hợp đồng nguyên tắc đại lý…Hợp đồng nguyên tắc thường chỉ được sử dụng như hợp đồng khung ban đầu trước khi các bên tiến tới bước ký hợp đồng mua bán hoặc cung ứng dịch vụ bất kỳ nên một số trường hợp sử dụng hợp đồng nguyên tắc gồm:
- Giao dịch về việc mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ chưa được hoàn thiện, các bên chưa thoả thuận được về tất cả các điều khoản chi tiết mà mới chỉ mô tả chung, cam kết về điều kiện của giao dịch.
- Các nội dung trong hợp đồng giữa các bên được quy định trong nhiều loại hợp đồng khác nhau nhưng nội dung lại tương đồng nhau. Khi đó, các bên sẽ sử dụng hợp đồng nguyên tắc như hợp đồng khung để căn cứ vào đó tạo thành các loại hợp đồng đơn lẻ khác theo từng loại hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định…ường hợp ký hợp đồng nguyên tắc
2. Nội dung Hợp đồng nguyên tắc
Như một loại hợp đồng thông thường, căn cứ vào Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015, các nội dung thường có trong hợp đồng nguyên tắc gồm:
- Các bên tham gia giao kết hợp đồng nguyên tắc và các bên có quyền, nghĩa vụ liên quan được đề cập đến trong thoả thuận giao dịch này.
- Đối tượng của hợp đồng gồm các vấn đề: Số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán cho việc mua bán, đặt cọc… đối tượng đó (nếu có).
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
- Trách nhiệm của các bên cùng quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng nguyên tắc.
3. Thời hạn hợp đồng
Do hợp đồng nói chung và hợp đồng nguyên tắc nói riêng được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận của các bên, những nội dung mà các bên cần thỏa thuận là về thời hạn áp dụng và thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nguyên tắc.
Thời hạn của hợp đồng nguyên tắc được xác định là theo thỏa thuận của các bên. Nếu không có thời hạn cố định thì các bên sẽ xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng là từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày hợp đồng chấm dứt do công việc hoàn thành hoặc khi hai bên xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng là từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày hợp đồng chấm dứt do công việc hoàn thành hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt, thanh lý hợp đồng hoặc theo quy định của Tòa. Thông thường, các hợp đồng nguyên tắc nhằm thuận tiện cho việc quyết toán công việc và đối chiếu công nợ.
Xem thêm :