Khái niệm vốn pháp định không còn quy định tại luật doanh nghiệp 2020 nữa. Khái niệm này được quy định tại điều 4 luật doanh nghiệp 2005. Khoản 7 điều 4 luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.

Yêu cầu về vốn pháp định được pháp luật quy định đối với một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 

Một số lĩnh vực đòi hỏi doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn vốn tối thiểu theo quy định (vốn pháp định). Yêu cầu về vốn pháp định thường được đặt ra đối với các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của doanh nghiệp hoặc ngành có yêu cầu cơ sở vật chất lớn.

Ví dụ: Công ty tài chính, VPĐ 500 tỷ đồng (Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP); Doanh nghiệp sản xuất phim: VPĐ 200.000.000 đồng (Khoản 6 Điều 2 Nghị định 142/2018/NĐ-CP), Kinh doanh môi giới chứng khoán: VPĐ là tối thiểu 25 tỷ đồng (Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP); …

-   Mục đích: nhằm xác định năng lực hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó của doanh nghiệp và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có giao dịch với doanh nghiệp đó.

-   Doanh nghiệp có nghĩa vụ đảm bảo vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

-   Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

-   So sánh Vốn pháp định – vốn điều lệ

Tiêu chí

Vốn pháp định

Vốn điều lệ

Phạm vi thực hiện

Chỉ được áp dụng đối với một số ngành lĩnh vực, nghề kinh doanh nhất định

Doanh nghiệp bắt buộc phải có khi thành lập công ty.

Quy định về mức vốn

Có quy định cụ thể tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động

Hoàn toàn không có quy định cụ thể về mức vốn tối đa hay tối thiểu. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.

Thời hạn

Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh, bắt buộc phải đạt đủ mức vốn pháp luật quy định.

Trong vòng 90 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp đăng ký hoạt động.

Sự thay đổi về vốn

Trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, mức vốn này là cố định.

Vốn điều lệ có thể tăng hay giảm tùy vào nhu cầu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Văn bản quy định

Được quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành hay các văn bản dưới luật do cơ quan pháp luật ban hành

Số vốn góp của từng thành viên, cổ đông được ghi rõ trong điều lệ công ty.

 -   Việc quy định mức vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản chuyên ngành, quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng có những ngành ngoài việc đăng ký vốn pháp định doanh nghiệp còn phải thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình (ví dụ: kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, lĩnh vực lao động…)

Bạn đọc có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào có liên quan trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay đến Trung tâm tư vấn pháp luật Hufi để được giải đáp chi tiết. Hotline: 028.2212.5238. Email: tttvpl@hufi.edu.vn.